Sự hỗ trợ của nền tảng lập trình (mã nguồn mở framework) giúp các lập trình viên nhanh hơn trong các sản phẩm tạo ra. Dưới đây là một số nền tảng lập trình PHP phổ biến
Khi mọi người nói về PHP frameworks, một cái tên nổi tiếng nhất sẽ khiến mọi người nghĩ ngay đến là Laravel. Framework đặc biệt này chiếm cảm tình lớn của mọi người nhờ vào cấu trúc tinh tế, dễ học và rất thoải mái khi sử dụng.
Với Lavarel, bạn có thể bắt đầu dự án web nhanh chóng. Bạn cũng có thể truy cập nhanh vào các chức năng như chứng thực người dùng, quản lý session, và caching. Nhìn chung, Laravel có tất cả chức năng bạn cần để có thể tạo được một ứng dụng PHP hiện đại.
Nếu bạn thích các yếu tố kỹ thuật thì Laravel cũng sẽ là một nền tảng ưa thích của bạn. Mã nguồn Laravel rất chắc chắn tập trung vào khía cạnh hiệu năng, và có thể mở rộng framework này bằng rất nhiều add-ons.
Laravel cũng tích hợp mượt mà với những thư viện bên thứ ba, như là Amazon Web Services (AWS), việc này sẽ dễ dàng giúp bạn xây dựng được các ứng dụng có khả năng mở rộng cực lớn. Đối với những tác vụ cần nhiều thơi gian để chạy, bạn có thể sắp hàng đợt để chạy nền tuần tự, việc này sẽ giúp cải thiện hiệu năng hơn cả.
Tính năng chính:
Framework được đánh giá là có syntax đẹp và tinh tế nhất
Mở rộng chức năng của Laravel bằng add-ons
Sử dụng hàm có sẵn để quản lý routing, người dùng, caching, vâng vâng
Tích hợp Laravel với thư viên bên thứ 3 như là AWS
Chạy tác vụ tuần tự dưới nền để cải thiện hiệu năng
Cuối cùng, Laravel có một cộng đồng cực kỳ sôi nổi, đồng nghĩa với việc bạn có thể trợ giúp bất kỳ khi nào và dễ dàng tìm thấy các bài hướng dẫn chuyên sâu. Nếu đây là lần đầu tiên bạn sử dụng framework này, Laravel dường như là lựa chọn tốt nhất.
WordPress là một Hệ quản trị nội dung Mã nguồn mở miễn phí viết bằng ngôn ngữ lập trình PHP cùng với cơ sở dữ liệu MySQL hoặc MariaDB. WordPress là hậu duệ chính thức của b2/cafelog, được phát triển bởi Michel Valdrighi.
WordPress được biết đến như một CMS miễn phí nhưng tốt, dễ sử dụng và phổ biến nhất trên thế giới. Các so sánh đều cho thấy người dùng sử dụng CMS này cho việc lập các trang web cá nhân đến các trang báo điện tử đồ sộ nhất như CNN, Dow Jones, Wall Street Journal… sử dụng WordPress.
Thống kê năm 2019 cho thấy có đến xấp xỉ 33.8% các trang web nằm trong top 10 triệu trang web hàng đầu thế giới đang sử dụng WordPress.
Đặc điểm nổi bật:
- Hệ thống Plugin phong phú và không ngừng cập nhật, ngoài ra người dùng có thể viết Plugin hoặc tích hợp code vào WordPress.
- Được phát triển bằng nhiều ngôn ngữ (hỗ trợ tiếng việt).
- Cập nhật phiên bản liên tục, cộng đồng hỗ trợ lớn.
- Có hệ thống Theme đồ sộ, nhiều theme chuyên nghiệp có khả năng SEO tốt.
- Việc quản lý blog, quản lý các bài viết rất thuận tiện giống như các phần mềm thiết kế website chuyên nghiệp.
- Thể hiện các tệp PDF, DOC, Powerpoint ngay trên nội dung bài viết. Đặc biệt tích hợp sẵn Latex – công cụ soạn thảo công thức toán học, giúp người sử dụng có thể viết công thức toán học ngay trên blog.
OpenCart là một hệ thống quản trị cửa hàng trực tuyến. Nó dựa trên PHP, dùng cơ sở dữ liệu MySQL và các thành phần HTML. Hỗ trợ cho nhiều ngôn ngữ và loại tiền tệ. Nó có sẵn miễn phí dưới Giấy phép Công cộng GNU. Đến tháng 5/2016, đã có 342.000 websites dùng OpenCart.
OpenCart được phát triển ban đầu vào năm 1998 bởi Christopher G. Mann cho Walnut Creek CDROM sau đó là The FreeBSD Mall. Phiên bản đầu tiên được phát hành vào ngày 11/5/1999. Được viết bằng Perl, dự án có rất ít hoạt động và quá trình phát triển đã dừng lại vào năm 2000, Mann đã gửi một thông báo vào ngày 11 tháng 4 tuyên bố “các cam kết khác ngăn cản tôi phát triển OpenCart”.
Tháng 9/2014 Kerr tuyên bố rằng OpenCart là nhà cung cấp phần mềm thương mại điện tử số một ở Trung Quốc trong khi đó đến tháng 8/2015 OpenCart được ghi nhận là chịu trách nhiệm cho 6.42% khối lượng thương mại điện tử toàn cầu theo builtwith.com, thua WooCommerce và Magento, hơn OSCommerce, ZenCart và Shopify . Tháng 2/2017, anh ta tuyên bố rằng có khoảng 317.000 site OpenCart đang hoạt động, nhiều hơn Shopify hay Magento.
Phiên bản 2.0 của phần mềm được phát hành tháng 10/2014, với cập nhật sâu rộng về giao diện.
Phiên bản 2.2.0.0 được phát hành vào tháng 3/2016, sau nhiều tháng thử nghiệm của người dùng OpenCart.
Phiên bản 3.0.3.7 được phát hành vào tháng 2/2021, có sự cộng tác với Webkul.
OpenCart sử dụng các dịch vụ quản lý gian lận như FraudLabs, ClearSale và Global Payments để xem xét các đơn đặt hàng của khách
CodeIgniter là PHP framewrok sử dụng kiến trúc Model View Controller (MVC). CodeIgniter sử dụng các thành phần khác nhau để quản lý các tác vụ khác nhau. Cách này cũng được các lập trình viên ưa thích vì nó giúp tạo được ứng dụng có khả năng mở rộng lớn mà ít phải chỉnh sửa nhiều.
Nếu bạn mới làm quen với PHP framework, CodeIgniter có thể là lựa chọn hoàn hảo, vì cơ bản nó dễ học hơn và dễ làm quen hơn các nền tảng khác. Hơn nữa, nền tảng này có bộ tài liệu hướng dẫn rất chi tiết và đầy đủ, bạn sẽ không gặp vấn đề gì để bắt đầu. CodeIgniter cũng có hiệu năng tốt, là một nền tảng hoàn hảo để tạo các ứng dụng nhẹ chạy được trên hầu hết các servers.
Tính năng chính:
Nền tảng này nhẹ và có thể xây dựng ứng dụng với hiệu năng được đặt lên hàng đầu.
Có thể bắt đầu dùng nhanh chóng, nhờ vào tính đơn giản và bộ tài liệu tuyệt vời
Tạo ứng dụng có khả năng mở rộng cao nhờ vào kiến trúc nền MVC
Có rất nhiều ưu điểm khi sử dụng CodeIgniter. Tuy nhiên, mặc dù là một trong các PHP framework tốt nhất, vì nó cũng có nhiều điểm yếu. Ví dụ, các phiên bản của nó thường được xuất bản không thường xuyên, vì vậy, nếu bạn cần chuẩn bảo mật cao nhất mới nhất thì CodeIgniter không hẵn đáp ứng được.
Nếu có một cuộc thi chính thức giữa các PHP framework tốt nhất, Symfony sẽ luôn cạnh tranh sòng phẳng với CodeIgniter và Laravel về độ phổ biến. Khi bạn đào sâu vào framework này, bạn sẽ dễ dàng hiểu vì sao.
Bên cạnh một cái tên rất hay, Symfony còn vô cùng linh hoạt. Nó có sẵn hệ thống chức năng để bạn có thể tự chọn các hàm PHP bạn cần thôi, hoặc sử dụng toàn bộ framework php này.
Để đảm bảo ứng dụng chạy tốt, frameworks này cũng có tích hợp sẵn chức năng kiểm thử hàm. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, ứng dụng được xây dựng trên Symfony không hẵn là có hiệu năng tốt nhất, và khó học hơn 2 framework trên, nhưng khá linh hoạt hơn.
Tính năng chính:
Nhờ vào sự linh hoạt này, bạn có thể tự thiết lập các thành phần độc lập
Có tính năng kiểm thử hàm
Bộ tài liệu học chuyên sâu được đầu tư rất kỹ
Symfonymạnh về mặt module hóa các thành phần. Bạn có thể sử dụng các thành phần của framework thay vì toàn bộ thư viện. Nếu như bạn không cần quá nhiều tính năng thì framework PHP này là tốt nhất đấy.
Rất nhiều người gọi Zend là một framework ‘glue’, để đề cập tới tính chất liên kết mạnh mẽ giữa các thành phần của nó. Zend là một framework object-oriented (hướng đối tượng), nền MVC, có thể chỉ cần tải từng thành bạn cần như là một thư viên độc lập.
Hay nói cách, Zend cho phép bạn chỉ sử dụng từng phần hay từng hàm bạn muốn thôi, và bỏ qua mọi yếu tố khác. Nhờ cách này, framework này có thể tái sử dụng rất nhiều code bạn viết. Hơn nữa, rất dễ tích hợp nền tảng này với thư viện bên thứ 3 để mở rộng tính năng hơn nữa.
Tính năng chính:
Nền tảng PHP hướng đối tượng với kiến trúc MVC architecture
Tái sử dụng code dễ dàng nhờ vào thiết kế của platform này
Tích hợp Zend với thư viện bên ngoài dễ dàng
Chỉ cần sử dụng đúng thành phần bạn muốn
Tuy nhiên, có vài bất lợi khi dùng Zend. Nền tảng này khá phức tạp để học. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, nếu bạn chuyển từ Laravel tới Zend, việc chuyển đổi sẽ vô cùng khó khăn. Nhưng, Zend vẫn là PHP framework tốt nhất nhấu bạn cần học về lập trình web và lập trình hướng đối tượng.
Phalcon khá lạ trong các PHP framework. Mã nguồn chính của nó được viết bằng C, cho nên về cơ bản nó là một phần mở rộng của C. Việc này lạ nhưng trên thực tế nó khiến nền tảng này hoạt động nhanh và chúng tôi rất hài lòng khi sử dụng nó.
Đúng vậy, Phalcon nổi tiếng nhờ vào tốc độ, và luôn triển khai được những thành phố tốt nhất. Phalcon sử dụng rất ít tài nguyên, và nó cũng dùng kiến trúc MVC. Một điểm cộng nữa, là nền tảng này dường như không có file nào sau khi bạn cài xong. Thay vào đó, bạn tiến hành thêm modules và thư viện khi cần, việc này quá trình lập trình không bị lộn xộn.
Tính năng chính:
- Sử dụng PHP framework dựa trên C
- Ưu điểm của Phalcon là hiệu năng tuyệt vời và tài nguyên ít
- Chỉ dùng modules và libraries được chọn
- Cho đến nay, Phalcon có vẻ rất hay phải không. Chúng tôi là fan lớn của framework này, nhưng đang tiếc là tài liệu về nền tảng này không chi tiết và rõ ràng khi so với các ông lớn khác như Laravel. Nhưng Phalcon rất gần với danh hiệu PHP framework tốt nhất nếu bạn quan tâm nhất là vấn đề hiệu năng, tốc độ.
Trong những năm đầu 2000s, CakePHP là PHP MVC framework đầu tiênt rên thị trường. Từ đó đến nay nó vẫn luôn là một trong các PHP frameworks tốt nhất bạn có thể dùng (và cũng rất phổ biến)
Phiên bản mới của CakePHP đã cải thiện hiệu năng rất nhiều sau nhiều năm, nó đã được thêm nhiều yếu tố mới. Tuy nhiên, CakePHP thật sự nổi bật ở cách thức nó sử dụng các quy ước của code. Với CakePHP, khi bạn đã hoàn tất một bộ thông tin quy ước, bạn có thể lập trình nhanh hơn và hiệu quả hơn.
Bên cạnh đó, CakePHP còn có bộ thư viện tuyệt vời với rất nhiều thành phần hữu dụng. Trong quá trình kiểm thử, chúng tôi thấy rằng CakePHP là một frameworks có chứa nhiều set components tiện lợi nhất nhất, vậy nó là một lựa chọn hợp lý nếu bạn cần triển khai tính năng gì đó “khó tìm”.
Tính năng chính:
- Ưu thế từ rất nhiều bộ components
- Sử dụng quy tắc của CakePHP để lập trình dự án nhanh hơn
- Dĩ nhiên, CakePHP có thể khá hạn chế vì chính các quy tắc của nó. Nếu bạn thích code tự do theo ý thích và sáng tạo của bạn, thì CakePHP không phải là lựa chọn tối ưu nhất. Tuy nhiên, nó vẫn được nhiều lập trình viên chọn dùng.
Yii là một ứng cử viên mạnh khác trong danh sách PHP framework, và cũng là một ứng viên xứng đang. Chúng tôi có thể nói ngay rằng Yii nổi bật ở khía cạnh nó rất dễ cài đặt. Ngoài ra, framework này cũng mạnh tương đương với Phalcon ở khía cạnh hiệu năng, một yếu tố rất đáng giá.
Giống như các PHP framework khác, Yii có một bộ components mạnh mẽ bạn có thể tận dụng để phát triển ứng dụng web. Tuy nhiên, nó nổi bật ở khâu bảo mật, bạn có thể sử dụng để tạo ra những dự án an toàn bậc nhất.
Tính năng chính:
- Hiệu năng cao và tốc độ tuyệt vời
- Sử dụng cài đặt mặc định và tùy chỉnh để khớp với nhu cầu chính xác của bạn
- Tạo ra các website và ứng dụng an toàn
- Đối với điểm yếu, Yii là một framework khá khó học lúc ban đầu. Nó là một trong các framework hàng đầu xứng đáng đạt danh hiệu PHP framework tốt nhất, nhưng nếu bạn là người mới học lập trình, có nhiều lựa chọn dễ bắt đầu hơn bạn có thể sử dụng.
FuelPHP là PHP framework được phát hành vào năm 2014. Nhà sáng lập framework này tự tin rằng họ đã tổng hợp những trường hợp thực tế tốt nhất để tạo thành một sản phẩm hoàn thiện và hiện đại. Một vài ưu điểm đặc biệt của nó được mô tả trong phần features.
Tính năng chính:
- Hỗ trợ hoàn toàn cho HMVC
- Hệ thống bảo mật mặc định
- Tính năng command line độc đáo
- Framework này hỗ trợ PHP phiên bản 5.4 và cao hơn. Hơn nữa, nó còn có bộ tài liệu chuyên sâu rất chi tiết có thể hỗ trợ bạn phát triển kỹ năng lập trình nhanh nhất có thể.
Lời kết
Có rất nhiều các framework cho bạn lựa chọn, tuy nhiên bạn cần nắm chắc ngôn ngữ PHP và lựa chọn trước hết một framework ở mức thành thạo. Sau đó, khi muốn học hoặc làm trên một framework khác thì công việc lại trở nên đơn giản và nhanh chóng. Chúc bạn thành công!