Bởi vì thế mà ngày càng có nhiều website ở nhiều lĩnh vực với nhiều chủ sở hữu khác nhau. Vậy hiện nay, trên thị trường web có các loại website gì, xu hướng thiết kế website hiện đại như thế nào.
Khi công nghệ thống tin phát triển thì website trở thành công cụ hữu ích trên internet, kết nối cá nhân với với nhân, doanh nghiệp với cá nhân, doanh nghiệp với doanh nghiệp.
Bới vì thế mà ngày càng có nhiều website ở nhiều lĩnh vực với nhiều chủ sở hữu khác nhau. Vậy hiện nay, trên thị trường web có các loại website gì, xu hướng thiết kế website hiện đại như thế nào, cùng Tam Nguyên tìm hiểu nhé!
Website hiện đang có số lượng lớn và nhiều loại hình. Biết được các loại website phổ biến sẽ giúp bạn nắm được xu hướng phát triển của internet ngày nay. Từ đó, bạn cũng hiểu được đặc điểm và lợi ích của các loại website cũng như có định hướng rõ ràng hơn khi muốn xây dựng website cho riêng mình.
Website tĩnh và website động
Dựa theo cấu trúc và cách hoạt động, có thể phân chia website thành 2 dạng: website tĩnh và website động.
Website tĩnh không phải chứa những nội dung, hình ảnh tĩnh, mà là những nội dung không được hoặc hiếm khi được chỉnh sửa. Nội dung của các webpage được lưu trực tiếp trên máy chủ và truyền tải nguyên vẹn tới người sử dụng. Thông thường, nội dung website tĩnh được chứa trên một file HTML trên máy chủ, chỉ có thể tùy chỉnh tương đối thông qua các các ứng dụng client-side.
Ngược lại, nội dung của website động thường xuyên và dễ dàng được thay đổi. Những nội dung này sẽ thay đổi dựa trên tương tác của người dùng, của một điều kiện cụ thể nào đó hoặc theo ý muốn của chủ trang web.
Các loại website phổ biến hiện nay
Theo quan niệm chung, website tĩnh thường là các website giới thiệu. Tuy nhiên ngày nay, người ta có thể sử dụng website động để giới thiệu doanh nghiệp lẫn cung cấp các dịch vụ khác. Vì vậy, chúng ta nên đánh giá, phân loại một website dựa trên mục đích sử dụng của nó.
Website giới thiệu
Website giới thiệu công ty
Nội dung của website giới thiệu rất ít khi thay đổi. Một số công ty có mục blog để tổng hợp những thay đổi, thông báo của công ty. Còn những webpage khác, nhất là trang chủ, thì vẫn luôn được giữ nguyên không chỉnh sửa.
Website giới thiệu bản thân (portfolio)
Không chỉ là doanh nhân hay freelancer, hiện nay ai cũng muốn có một trang giới thiệu riêng cho bản thân mình. Bạn có thể dùng những website như vậy để làm một CV hấp dẫn cho cơ hội việc làm trong tương lai hay đơn giản là một trang thành tựu để có thể nhìn lại sự nghiệp hoặc khoe với bạn bè, người thân.
Những website giới thiệu bản thân thường cung cấp thông tin cá nhân, nghề nghiệp, các sản phẩm và thành tựu. Các trang này thường có thiết kế rất bắt mắt, nghệ thuật, đặt trọng tâm vào các thành tựu đạt được để làm nổi bật chủ sở hữu website.
Website thương mại điện tử
Shop bán hàng online
Bán hàng online đang là lĩnh vực kinh doanh nóng bỏng và đầy tiềm năng. Các website bán hàng online mọc lên như nấm với vô số mặt hàng, kể cả những mặt hàng kén người mua.
Đặc điểm của những website dạng này là có thể cho phép thanh toán trực tuyến. Hiện có rất nhiều cổng thanh toán trực tuyến khác nhau để các chủ shop có thể tích hợp với hệ thống của mình. Các cổng này thường liên kết với hầu hết các ngân hàng lớn nhỏ trong nước, người dùng chỉ cần nhập số tài khoản ở khâu thanh toán rồi xác nhận là có thể mua hàng.
Chợ điện tử
Duy trì một website bán hàng online cần nhiều vốn và công sức, thế nên một hình thức website mới ra đời cho phép các cá nhân ít vốn vẫn có thể bán hàng trực tuyến. Đó chính là các website chợ điện tử.
Có thể kể đến những chợ điện tử nổi tiếng có hàng trăm người mua mỗi ngày như: Shopee, Lazada… Hầu hết chợ điện tử đều có phiên bản web và di động để cả người bán lẫn người mua đều sử dụng thuận tiện.
Nếu là người bán, bạn chỉ cần đăng ký một tài khoản bán hàng và cam kết chất lượng trên chợ điện tử bất kỳ. Sau đó, bạn sẽ nhập thông tin sản phẩm và giá bán, kèm theo đó là hình ảnh/video minh họa cho sản phẩm. Chỉ như vậy là bạn đã có thể bắt đầu bán hàng online được rồi. Tất nhiên, sẽ có những yêu cầu thêm tùy vào từng chợ điện tử và mặt hàng cụ thể, nhất là hàng xa xỉ và sức khỏe – những mặt hàng ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể người mua.
Mạng xã hội
Kể từ sự xuất hiện của Facebook và Twitter, các website đang được “xã hội hóa” lên từng ngày. Trên thị trường vì thế cũng xuất hiện rất nhiều các cộng đồng trực tuyến với đủ các thể loại.
Mạng xã hội truyền thống
Các mạng xã hội truyền thống (Facebook, Twitter, Zingme, MySpace, Google Plus..) là các cộng đồng lớn nơi người dùng có thể chia sẻ mọi thứ, từ sở thích cá nhân cho tới các quan điểm chính trị. Những mạng xã hội này tập trung vào bản thân người sử dụng với việc tối ưu cho các trang cá nhân (profile page). Cùng lúc đó, chúng cũng tăng cường kết nối xã hội của người dùng với những công cụ tìm kiếm và liên lạc với bạn bè.
Các mạng xã hội truyền thống không có giới hạn về nội dung. Bạn thích cái gì thì có thể chia sẻ về cái đó. Ngoài ra, có rất nhiều nhóm, cộng đồng có chung sở thích để tham gia và thảo luận. Một vài dịch vụ như Facebook và Zingme còn cung cấp trò chơi, trò tiêu khiển cho người dùng giải trí và xây dựng mối quan hệ với vòng tròn bạn bè (circle of friends) của mình.
Mạng xã hội có chủ đề
Mạng xã hội truyền thống có thể mạnh mẽ, nhưng chúng không đủ chuyên sâu về một lĩnh vực, sở thích nào đó. Vì thế, vô số những mạng xã hội nhỏ khác ra đời, tập trung vào một chủ đề, loại nội dung nhất đinh.
Dễ dàng thấy được những mạng xã hội này chứa một hoặc một số loại nội dung nhất định như: video, hình ảnh, âm nhạc… Lợi ích của việc này là người dùng có thể tìm được loại nội dung mong muốn khi truy cập vào chúng, đỡ tốn công tìm kiếm qua hàng tá nhóm và cộng đồng trên mạng xã hội truyền thống. Đây cũng là địa điểm để tìm kiếm những cộng đồng nhỏ, yêu thích và tâm huyết với một sở thích nào đó.
Các ví dụ điển hình cho mạng xã hội có chủ đề nhất định:
- Mạng xã hội video: YouTube, Vimeo, VK
- Mạng xã hội hình ảnh: Instagram, Flickr
- Mạng xã hội âm thanh: SoundCloud, Spotify
- Mạng xã hội hẹn hò: TIMHOP, Passion Network
- Mạng xã hội hỏi-đáp: Quora, Stack Overflow, Stack Exchange
Forum
Forum (diễn đàn) là một dạng cộng đồng trực tuyến lâu đời nhưng vẫn hiệu quả, được nhiều người tin dùng. Forum truyền thống có cấu trúc giống như một bảng thông báo, khởi đầu với một thread (chủ đề) lớn và những reply (phản hồi) nhỏ, ngắn, tiếp nối thread đó.
Sức mạnh của forum nằm ở việc kết nối những người có cùng sở thích lại với nhau. Forum cho phép các thành viên liên hệ trực tiếp, tạo ra mạng lưới các quan hệ giữa các thành viên, nhóm và cộng đồng. Ngoài ra, forum có tính tự do ngôn luận cao, ai cũng có quyền tạo thread và có quyền nói, tất nhiên là vẫn trong phạm vi nội dung cho phép. Vì vậy mà forum thường tạo được khối lượng thông tin lớn và nhiều chiều, góp phần kiến thiết cộng đồng.
Trong thời buổi hiện nay, forum không còn bó buộc vào thiết kế dạng bảng thông báo cũ kỹ. Có rất nhiều forum hiện đại với giao diện trực quan hơn, bắt mắt hơn. Những mã nguồn forum mới như Discourse và Flarum cho phép forum hiển thị dạng hội thoại (conversation) giống như trên mạng xã hội nhằm đem lại cảm giác mới lạ cho những người sử dụng forum.
Một số ví dụ về forum theo thiết kế truyền thống và hiện đại:
- Forum truyền thống: vozforums, gametiengviet.com
- Forum hiện đại: tinhte.vn, reddit.com
Blog
Một dạng website khác cũng vô cùng phổ biến chính là blog. So với định nghĩa sơ khai là nhật ký viết trên web (web log), blog ngày nay là nơi để chia sẻ cảm nhận cá nhân cùng với xây dựng quan hệ cộng đồng. Các blogger sẽ viết về chủ đề, sở thích hoặc bất cứ thứ gì họ thích, và những ai có hứng thú sẽ vào đọc và để lại bình luận. Từ đây, một cộng đồng dựa trên sở thích được hình thành.
Sở dĩ blog trở nên phổ biến là vì bạn có thể kiếm tiền từ nó. Có nhiều blogger được trả tiền cho những bài viết về một sản phẩm cụ thể nào đó. Hoặc blogger có thể nhận được tiền tài trợ từ độc giả để tiếp tục cung cấp nội dung giá trị. Ngoài ra, một số blog có thể kiếm tiền thông qua tiếp thị liên kết (affiliate marketing).
Wiki (bách khoa trực tuyến)
Thế giới luôn cần những cuốn từ điển để cung cấp và xác nhận thông tin, thì internet cũng cần có wiki – những từ điển bách khoa trực tuyến.
Wikipedia là từ điển bách khoa nổi tiếng nhất, hỗ trợ hàng trăm ngôn ngữ khác nhau trên thế giới, cung cấp lượng thông tin khổng lồ về mọi lĩnh vực trong đời sống. Ngoài ra, còn có những lựa chọn thay thế cho Wikipedia khác như: Encyclopedia Brittanica Online, Citizendium, Infoplease…
Bên cạnh bách khoa toàn thư, cũng có những wiki khác tập trung vào các chủ đề nhỏ hơn như: wikiHow – từ điển cách làm, cách thực hiện cho mọi việc trong cuộc sống, FANDOM – từ điển về games, video, phim ảnh, Gardenology.org – từ điển về trồng trọt và cây cối,…
Website tin tức
Đúng như tên gọi, website tin tức cung cấp tin tức hàng ngày, tin thời sự và các loại tin tức khác. Ngoài tin tức ra thì một số trang còn bao hàm những thông tin, bài viết và hướng dẫn bổ ích khác.
Website tin tức không chỉ có trang tin của các tờ báo giấy như: tuoitre.vn, thanhnien.vn, nld.com.vn (báo Người Lao Động). Có rất nhiều trang tin tức khác không ra mắt báo giấy nhưng vẫn cung cấp những thông tin uy tín, chất lượng, như: dantri.vn, vnreview.vn… Bên cạnh đó còn có những website tic tức chuyên về một số lĩnh vực cuộc sống như: suckhoedoisong.vn, bongdaplus.vn…
Tất cả những website cung cấp tin tức đều phải được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép hoạt động để nâng cao chất lượng, uy tín của nguồn tin. Thông tin về giấy phép cần được ghi rõ trên trang chủ của mỗi website.
Website giáo dục
Mỗi cơ sở giáo dục như trường đại học, cao học hay các trung tâm ngoại ngữ thường có riêng cho mình một website. Trên trang này, các học viên có thể biết được các thông báo mới nhất về hoạt động nhà trường. Các bạn còn có thể đăng nhập để tải tài liệu, sử dụng các công cụ giáo dục mà trường đã chuẩn bị sẵn, hoặc tham gia các khóa học trực tuyến của trường.
Không những thế, còn có rất nhiều website cung cấp tài liệu học tập, dạy và cho phép người đọc làm các bài kiểm tra. Đôi khi, webiste có cả hệ thống tương tác giữa các thành viên và chức năng diễn đàn để thảo luận, nâng cao hiệu quả học tập.
Trên thế giới có rất nhiều website giáo dục như thế:
- khanacademy.org: cung cấp các khóa học trực tuyến trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là toán và khoa học
- w3Schools.com: cung cấp tài liệu học lập trình, các công cụ thực hành và kiểm tra trình độ
Ở Việt Nam, phổ biến nhất là các loại website cung cấp khóa học trực tuyến như: hellochao.vn, moon.vn,.v.v…
Webiste web-app (ứng dụng trực tuyến)
Web-app là viết tắt web application, tức những ứng dụng/phần mềm chạy trên nền web. Những website được thiết kế dạng web-app có thể có một trang chủ giới thiệu, nhưng sẽ chuyển thành ứng dụng sau khi người dùng đăng nhập.
Các web-app này là những công cụ online, giúp người dùng hoàn thành những công việc nhất định. Những webapp được biết đến nhiều ở Việt Nam có thể kể đến là: evernote.com, trello.com, web.moneylover.me, .v.v…
Trên đây chỉ là các loại website phổ biến, thường thấy nhất trên mạng lưới internet bao la. Chúng được sắp xếp theo mục đích chính của website, sản phẩm tiêu biểu nhất mà website mang lại. Nhưng cũng có nhiều website cung cấp các tính năng của những loại website khác, như là việc một trang giới thiệu công ty có thể chứa mục blog để cập nhật thông tin.